Phòng bệnh hô hấp khi thời tiết lạnh kéo dài sau Tết

TTTĐ – Thi tiết min Bc trong nhng ngày trong Tết tr lnh đột ngt là điu kin để các bnh v đường hô hp gia tăng, đặc bit là vi các đối tượng có sc đề kháng kém như tr nh, người già, người bnh.

Tết Nguyên đán là một trong các kỳ nghỉ dài nhất trong năm, cũng là dịp mọi người có thời gian thư giãn dành cho gia đình và bản thân. Cũng trong các ngày nghỉ này, nhiều gia đình đã đi du lịch, đi du xuân, thăm hỏi gia đình bạn bè và người thân.

Khi Tết đến cũng là lúc thời tiết chuyển mùa Đông – Xuân. Thời điểm này thường tạo ra sự thay đổi về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt đối với những người sức khỏe yếu, sức đề kháng giảm hoặc không thích nghi kịp sẽ dễ bị nhiễm bệnh.

Đồng thời, đây cũng là điều kiện môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút) phát triển và lây lan như bệnh đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi), cảm, cúm, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu…

Một số bệnh thường gặp nhất trong bối cảnh thời tiết rét đậm như hiện nay là viêm đường hô hấp, viêm mũi họng, viêm xoang, viêm phổi… Trong đó, các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên thường gặp là: cúm, viêm xoang, viêm thanh quản… còn các nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường gặp là viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi…

Trong dịp lễ, Tết nhu cầu giao lưu, đi lại và tập trung đông người là cơ hội cho dịch bệnh có thể bùng phát và lây lan nhanh trong cộng đồng; vì vậy cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh trong dịp Tết.

Không chủ quan với bệnh hô hấp

PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, có rất nhiều căn nguyên gây viêm đường hô hấp, do vi khuẩn hoặc virus. Tuy nhiên giai đoạn giao mùa là khoảng thời gian không khí chuyển lạnh, ánh sáng mặt trời ít hơn làm cho virus sinh sôi nảy nở trong môi trường mạnh hơn, đặc biệt là virus hợp bào hô hấp gây bệnh lý hô hấp.

Để phòng bệnh, việc giữ ấm cho cơ thể là biện pháp hàng đầu để phòng bệnh, nhiệt độ thấp kèm với độ ẩm cao khiến cơ thể người già và trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến viêm đường hô hấp.

Vì vậy, chúng ta cần mặc ấm khi ra lạnh, giữ ấm mặt, cổ ngực bằng cách đeo khẩu trang, đội mũ, quàng khăn ấm khi ra đường, đặc biệt là những người làm việc ngoài trời.

Khi không có việc thật cần thiết thì không nên đi ra ngoài trời lúc sáng sớm hoặc đêm khuya vì lúc đó trời lạnh hơn.

Ngoài ra, tránh luyện tập gắng sức khi trời lạnh, độ ẩm không khí cao, hoặc môi trường nhiều bụi; Tránh hút thuốc, khói thuốc và khói bếp, nên ở trong nhà có môi trường ổn định khi đang có đợt cấp của bệnh phổi mạn tính.

Mọi người cần chú ý vệ sinh cá nhân, giữ đường hô hấp sạch sẽ, làm sạch mũi mỗi ngày… để giảm nguy cơ viêm đường hô hấp. Để có một sức đề kháng tốt, chúng ta phải ăn uống đúng giờ, đủ các chất gồm đạm, tinh bột, chất béo và vitamin, chế độ sinh hoạt phải đảm bảo khoa học.

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh liên quan đến đường hô hấp, những người có bệnh hô hấp mãn tính cần dừng ngay thói quen hút thuốc lá, thuốc lào, đặc biệt là những bệnh nhân bị viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang…

Các nhiễm trùng đường hô hấp trên thường do virus và điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Người bệnh có thể chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dùng thuốc giảm đau hạ sốt, tăng cường dinh dưỡng…

Tuy nhiên, các nhiễm trùng do virus có thể bội nhiễm thêm vi khuẩn, do đó đôi phải điều trị thêm kháng sinh trong trường hợp bội nhiễm.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy những triệu chứng như ho kéo dài từ 3-5 ngày, kèm theo sốt, đau ngực, khó thở… người cao tuổi, trẻ nhỏ, người có bệnh nền cần chủ động đi khám và tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng lại đơn thuốc cũ hoặc tự mua thuốc, nhất là thuốc kháng sinh, vì có thể dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe.

Đối với trẻ nhỏ việc phòng bệnh hô hấp cần có sự hướng dẫn, giám sát của người lớn. Dù bận rộn đến đâu, cha mẹ vẫn nên thường xuyên nhắc nhở trẻ vệ sinh họng, răng, miệng hằng ngày như đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng.

Phụ huynh nên đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi; Nhắc nhở trẻ uống nhiều nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội, nhất là trong những ngày Tết, trẻ thường sẽ mải chơi không uống nước.

Ngoài ra, chúng ta cần tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng, tránh cho trẻ thói quen ngậm kẹo, ăn kem, vì trong ngày Tết trẻ hay uống nước ngọt có ga lạnh (thêm đá) dẫn đễn dễ viêm họng.

Đối với trẻ mắc bệnh răng, miệng, xoang, mũi… cần được điều trị dứt điểm tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan gây viêm họng. Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo toa, đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị.

Phương Thu(Theo báo Tuổi trẻ thủ đô)

 

Keywords: , ,