Những cách hạn chế tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo
– Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo. Tuy đây là một loại dược phẩm, thực phẩm khá lành tính nhưng nếu sử dụng không đúng cách cũng sẽ dẫn đến một vài tác dụng phụ nhỏ. Để theo dõi lại, hãy theo dõi tại bài viết: Đông trùng hạ thảo có tác dụng phụ không của chúng tôi.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những giải pháp, cách hạn chế, những cách sử dụng phòng trừ tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo.
- Nếu trong trường hợp ăn sống đông trùng hạ thảo nên tuân thủ kỹ càng các nguyên tắc làm sạch để loại bỏ hoàn toàn các ký sinh trùng, vi khuẩn. Trước tiên rửa sạch con đông trùng bằng nước ấm, sau đó ngâm vào nước ấm khoảng 60 – 70 độ cho mềm ra rồi mới nhai trực tiếp
- Dùng trong trường hợp ngâm rượu uống cũng cần làm sạch bằng nước ấm rồi âm với rượu có nồng độ khoảng 43 độ. Thời gian ngâm khoảng 1 tháng và dùng trước khi đi ngủ chỉ 1 chén nhỏ.
- Dùng trong trường hợp hãm trà: Rửa sạch đông trùng và cho vào bình hãm với nước đun sôi, để trong khoảng 10 phút mới uống. Hãm đi hãm lại khoảng 4 lần thì lấy xác đông trùng hạ thảo ra ăn tiếp tục.
- Dùng để hầm thịt làm món ăn bổ dưỡng: hầm chung với các loại thịt lợn, bò , dê, gà vịt để ăn
- Nấu cháo ăn: có thể hầm đông trùng hạ thảo với gạo thành cháo hoặc tán nhuyễn thành bột rồi rắc đều lên.
- Đối với dạng viên nang : Mỗi ngày uống 4 viên chia làm 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi ăn. Không chỉ đông trùng hạ thảo mà bất cứ loại thực phẩm hay dược phẩm nào cũng có những tác dụng phụ dù là nhỏ hay lớn nếu chúng ta không tìm hiểu kĩ càng. Hãy đảm bảo sức khỏe cho bạn và người thân bằng việc trang bị những kiến thức sức khỏe cần thiết.